Work permit (giấy phép lao động) là loại văn bản chấp thuận cho người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam trong 2 năm. Chuẩn bị hồ sơ xin work permit cho người lao động nước ngoài là quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp bảo lãnh.
Xử phạt hành chính khi lao động nước ngoài tại Việt Nam không có work permit
Work permit ( giấy phép lao động ) là giấy tờ quan trọng để người nước ngoài đủ điều kiện làm việc tại Việt Nam. Vi phạm quy định lao động của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định theo Điều 31 Nghị định số 28/2020 NĐ-CP.
- Đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
- Đối với người sử dụng lao đồng là người nước ngoài tại Việt Nam: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng.
- Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
- Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
- Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.
Trường hợp vi phạm:
- Người nước ngoài làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
- Người nước ngoài sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
Đối tượng người nước ngoài được cấp work permit tại Việt Nam
Các đối tượng người lao động nước ngoài tại Việt Nam được xin cấp work permit (Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị Định mới 152/2020 NĐ-CP):
- Thực hiện hợp đồng lao động;
- Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;
- Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;
- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;
- Chào bán dịch vụ;
- Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;
- Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;
- Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam;
- Thân nhân là thành viên cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam được phép làm việc theo quy ước quốc tế.
Hồ sơ xin work permit cho người lao động nước ngoài
Hồ sơ xin work permit cho người nước ngoài tại Việt Nam theo quy định mới Nghị định 152/2020/NĐ-CP bao gồm:
- Đơn đề nghị xin cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI – Phụ lục 1.
- Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam. ( Có sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế ).
- Lý lịch tư pháp của người nước ngoài cấp tại nước ngoài. Hoặc phiếu lý lịch số 1 được cấp tại Việt Nam (không quá 06 tháng)
- Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài.
- Bản chứng thực hộ chiếu và visa của người nước ngoài.
- Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật,…
- 02 ảnh chân dung, kích thước 4×6, phông nền trắng, không đeo kính.
- Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài theo quy định.
Lưu ý: Các giấy tờ được cấp ở nước ngoài hoặc được cấp bởi cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam phải được Hợp pháp hóa lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt.
Dịch vụ work permit trọn gói cho người nước ngoài tại Nhị Gia
Thủ tục làm work permit cần nhiều giấy tờ phức tạp và khó khăn. Hiểu được vấn đề mà khách hàng gặp phải. Nhị Gia hỗ trợ các dịch vụ miễn, cấp mới – cấp lại – gia hạn work permit. ( Giấy phép lao động ) cho người nước ngoài tại Việt Nam theo yêu cầu.
Dịch vụ nhanh chóng – tiết kiệm & trọn gói cho khách hàng và tiết kiệm thời gian đi lại,… Nhị Gia với hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghề, khách hàng hoàn toàn an tâm sử dụng dịch vụ trọn gói với mức phí phù hợp.
Đặc biệt, chúng tôi hỗ trợ khách hàng giải quyết những vấn đề: hợp pháp hóa, dịch thuật, hồ sơ khó,… Và giao nhận tận tay khách hàng trên toàn quốc. Hỗ trợ tư vấn kinh doanh, nhập cảnh, làm visa Việt Nam ..v.v… Vui lòng liên hệ với Nhị Gia qua tổng đài 1900 6654 hoặc hotline 0906 825 788 để được chuyên viên lành nghề của chúng tôi tư vấn hỗ trợ.
Xem thêm nội dung liên quan: