Trước khi bùng phát đại dịch, nhiều đối tượng được miễn visa, có thẻ tạm trú, visa còn hiệu lực sẽ không phải xin Công văn nhập cảnh. Tuy nhiên, kể từ thời điểm đại dịch bùng phát trên toàn cầu. Việt Nam và nhiều nước quốc tế đóng cửa biên giới. Giới hạn và kiểm soát nghiêm ngặt người nước ngoài nhập cảnh. Đặc biệt, người nước ngoài muốn nhập cảnh Việt Nam bắt buộc phải có loại công văn nhập cảnh.
Công văn nhập cảnh
Công văn nhập cảnh là gì?
Công văn nhập cảnh hay còn gọi là công văn chấp thuận nhập cảnh (Vietnam entry approval letter, Vietnam entry permit) là văn bản chấp thuận của Cục quản lý xuất nhập cảnh và Bộ Công An. Để cho phép cá nhân có tên trên công văn chấp thuận được phép nhập cảnh Việt Nam.
Thông tin có trên công văn bảo lãnh nhập cảnh Việt Nam
Vietnam entry approval letter thể hiện các thông tin cụ thể sau:
- Thông tin về cá nhân của người nước ngoài sẽ nhập cảnh Việt Nam;
- Tên và địa chỉ tổ chức, doanh nghiệp mời bảo lãnh người nước ngoài;
- Thời hạn được phép nhập cảnh của người nước ngoài vào Việt Nam;
- Địa điểm nhận thị thực visa Việt Nam tùy vào đối tượng. Tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam ở nước ngoài. Hoặc cửa khẩu quốc tế (Sân bay, cửa khẩu đường bộ, đường biển,…).
Đối tượng được cấp Công văn nhập cảnh Việt Nam mùa dịch
Về đối tượng được cấp Công văn nhập cảnh trong mùa dịch được ghi rõ tại Công văn 5322/CV-BCĐ ngày 05/7/2021. Về hướng dẫn chuyên gia người nước ngoài nhập cảnh trong giai đoạn phòng, chống dịch COVID-19.
Đối tượng áp dụng:
- Chuyên gia nước ngoài do cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh nhập cảnh, làm việc, cư trú tại địa phương và thân nhân của chuyên gia nước ngoài;
- Người nước ngoài khác do cơ quan, tổ chức mời đón (bao gồm học sinh, sinh viên nước ngoài học tập tại các trường của tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương và các trường hợp xin nhập cảnh mang tính nhân đạo, khẩn cấp, điều trị tại địa phương…).
Hướng dẫn chi tiết xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài
Thủ tục xin công văn nhập cảnh cho chuyên gia nước ngoài ở thời điểm dịch bệnh vô cùng phức tạp. Trong đó, người nước ngoài hoặc chuyên gia bảo lãnh cần thực hiện các bước sau:
Bước 1. Xin văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài
Đơn vị bảo lãnh phải chuẩn bị các giấy tờ theo yêu cầu. Thực hiện nộp hồ sơ tại Ban quản lý Khu công nghiệp hoặc Sở Lao động, Thương binh – Xã hội tại tỉnh. Để được cấp Văn bản chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài.
* Trường hợp doanh nghiệp có văn bản chấp thuận còn hiệu lực thì bỏ qua bước này.
Bước 2: Xin công văn chấp thuận của tỉnh/thành phố
- Doanh nghiệp bảo lãnh sẽ nộp Văn bản chấp thuận và các hồ sơ khác lên UBND tỉnh/thành phố.
- Sau đó, sẽ nhận được văn bản chấp thuận cho chuyên gia nước ngoài vào Việt Nam làm việc.
Bước 3: Xin công văn chấp thuận của Sở Y tế
Sau khi thực hiện các bước trên, doanh nghiệp bảo lãnh chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Văn bản chấp thuận của UBND tỉnh/thành phố (bản photo);
- Phương án cách ly theo quy định;
- Cam kết tuân thủ các quy định về phòng, chống Covid;
- Chứng nhận tiêm chủng vắc Covid-19 (bản sao và hợp pháp hóa lãnh sự nếu được yêu cầu).
Sau đó, doanh nghiệp bảo lãnh sẽ nhận được Công văn chấp thuận của Sở Y tế về yêu cầu cách ly khi nhập cảnh Việt Nam.
Bước 4: Hồ sơ xin Công văn bảo lãnh nhập cảnh
Hồ sơ xin Vietnam entry approval letter
Trong bước này, đơn vị bảo lãnh cần chuẩn bị các giấy tờ:
- Hộ chiếu của người nước ngoài còn thời hạn (bản scan);
- Công văn xin nhập cảnh – Mẫu NA2;
- Thị thực Việt Nam/thẻ tạm trú (bản chụp);
- Giấy chứng nhận kinh nghiệm và bằng đại học của người nước ngoài;
- Giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép đầu tư, Giấy đăng ký mã số thuế (Bản sao y công chứng);
- Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký của người có thẩm quyền – Mẫu NA16;
- Giấy giới thiệu/ủy quyền của doanh nghiệp + chứng minh nhân dân/ thẻ tạm trú nếu cử nhân viên đi nộp.
- Công văn chấp thuận của tỉnh/ thành phố (bản chính hoặc bản sao công chứng);
- Xác nhận đặt phòng khách sạn cách ly và vé máy bay;
- Bảo hiểm y tế còn hiệu lực hoặc cam kết chi trả mọi chi phí y tế của đơn vị bảo lãnh.
Ngoài ra, cá nhân/doanh nghiệp bảo lãnh có thể được yêu cầu bổ sung một số giấy tờ nếu cần. Trường hợp khách hàng cần tư vấn hỗ trợ hồ sơ nhập cảnh cụ thể vui lòng liên hệ 1900 6654.
Địa chỉ nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị các giấy tờ trên, khách hàng tiến hành nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam theo địa chỉ:
- Hà Nội: 44 – 46 Trần Phú, Quận Ba Đình
- TP Hồ Chí Minh: 333 – 337 Nguyễn Trãi, Quận 1
* Tùy vào thời điểm xét duyệt hồ sơ, doanh nghiệp sẽ nhận được Vietnam entry approval letter cho người nước ngoài. Người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh trong mùa dịch. Liên hệ ngay 1900 6654 để được hỗ trợ toàn bộ thủ tục nhập cảnh Việt Nam.
Bước 5. Thông báo các cơ quan liên quan
Cuối cùng, sau khi có Vietnam entry approval letter, đơn vị bảo lãnh cần thông báo cho Sở Y tế và các cơ quan hữu quan. Theo đó, sẽ có kế hoạch cụ thể sẵn sàng cho người ngoài nhập cảnh theo đúng quy định.
Tổng kết
Về thủ tục nhập cảnh Việt Nam, chuyên gia nước ngoài sẽ tự thực hiện theo theo yêu cầu cụ thể của tỉnh/thành. Người nước ngoài chưa có kinh nghiệp hoặc lần đầu nhập cảnh Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi tự thực hiện thủ tục. Vì vậy, thay vì tự thực hiện người nước ngoài có thể sử dụng dịch vụ Công văn nhập cảnh tại đơn vị thứ 3.
Với hơn 15 năm kinh nghiệm và hỗ trợ thành công hơn 1.000 trường hợp nhập cảnh trong mùa dịch. Nhị Gia – đơn vị cung cấp giải pháp pháp lý cho người nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Gọi ngay 1900 6654 hoặc 0906 736 788 để được hỗ trợ nhanh chóng.