Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 8 thông qua Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14 với nhiều điểm mới đáng chú ý. Bộ luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. So với Bộ luật Lao động 2012, Bộ luật Lao động 2019 có nhiều nội dung nổi bật.
Người lao động tăng tuổi nghỉ hưu
Tại Điều 169, Bộ luật Lao động năm 2019 lộ trình điều chỉnh sẽ bắt đầu từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động (NLĐ) trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ. Độ tuổi nghỉ hưu chính thức được áp dụng là đủ 62 tuổi đối nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với nữ vào năm 2035.
Trường hợp NLĐ bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc. Đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc. Độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội. Đặc biệt khó khăn thì có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác,
Trường hợp còn NLĐ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt. Có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người lao động được nghỉ 2 ngày Lễ Quốc Khánh
Tại Khoản 1, Điều 112 của Bộ luật lao động năm 2019, từ 01/01/2021. Cán bộ công chức, viên chức và NLĐ được nghỉ 02 ngày vào dịp Quốc khánh mùng 2 tháng 9. Trong đó sẽ nghỉ 01 ngày vào ngày 02/09 và 01 ngày liền kề trước. Hoặc sau ngày 02/09. Như vậy so với quy định cũ số ngày nghỉ đã tăng thêm 01 ngày.
Các ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết khác được giữ nguyên so với quy định cũ. Cụ thể là:
“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).”
Người lao động được chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước
– Tại Khoản 2, Điều 35, Bộ luật Lao động năm 2019
NLĐ có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Mà không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
+ Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc. Hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận. Trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
+ Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn. Trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
+ Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ. Hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
+ Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
+ Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
+ Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
+ Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
– Tại Khoản 1, Điều 35, Bộ luật Lao động 2019
NLĐ đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động trong các trường hợp:
+ Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
+ Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
+ Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
+ Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính Phủ.
Những trường hợp người lao động được hưởng nguyên lương
Theo Khoản 1, Điều 115, Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14. NLĐ được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong những trường hợp sau đây:
+ Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
+ Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ. Hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
Những thay đổi, bổ sung của Bộ luật Lao động năm 2019 nhằm mục đích điều chỉnh luật cho phù hợp. Với tình hình thực tế của đất nước cũng như đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và người sử dụng lao động.
Trên đây là những điểm mới đáng lưu ý trong Bộ Luật lao động 2019. Quý khách hàng cần hỗ trợ các dịch vụ vé máy bay, visa xuất nhập cảnh, giấy phép lao động cho người nước ngoài… Hãy liên hệ với Nhị Gia qua tổng đài 1900 6654. Chúng tôi hân hạnh phục vụ Quý khách!